NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X có lẽ đầy màu sắc với những trò chơi dân gian. Tuy nhiên hiện nay với xã hội hiện đại như bây giờ việc trẻ em được chơi các trò chơi dân gian là một điều khá khó và ít bé được chơi vì một phần không còn được tiếp xúc với nó nữa. Bài viết này Toplist sẽ tặng các bạn một vé đi về tuổi thơ với các trò chơi dân gian được chơi nhiều nhất và vui nhất nhé, đồng thời các bố, mẹ cùng giới thiệu các trò này cho các con của mình chơi nhé.
>> Xem thêm: 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất
1.Nhảy dây
Nhảy dây là trò chơi mà cả nam và nữ đều thích chơi, rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của cơ thể. Hai bạn sẽ đứng căng dây và số người còn lại thì lần lượt nhảy qua sợi dây theo các kiểu và từ mức đến cao. Ai nhảy vướng dây thì sẽ thay vào cho một trong 2 người bạn đứng cầm dây. Hoặc cũng có thể được chia làm 2 đội rồi chơi đấu với nhau để qua các màn . kỹ năng tin học văn phòng
2.Bắn bi
Các bé trai rất thích trò chơi dân gian này cùng các bạn hàng xóm khác. Chỉ cần vẽ một đường tròn hoặc hình vuông nhỏ gọi là lỗ, cách đó 2-3 mét vễ một đường vạch thằng để làm vách đích. Mỗi người chơi góp một sô lượng bi bằng nhau và cho vào lỗ. Những người chơi lần lượt bắn bi cái bi cái từ vạch thẳng về phía lỗ. Viên bi của người nào dừng lại ở gần lỗ nhất nhưng không nằm trong lỗ thi người đó được quyền chơi lượt đầu tiên và cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người chơi bắn được bi trong lỗ ra khỏi lỗ thì được lấy viên bi đó, còn đen thì bi của người bắn sẽ vào trong lỗ và bị mất viên bi đó.
3.Bịt mắt bắt dê
Đây là trò chơi khá phổ biến trên toán nước và hầu như bạn nào cũng chơi được và rất thích thú. Các bạn sẽ chơi oẳn tù tì, ai thua người đó sẽ phải bịt mắt bằng khăn để đi tìm “dê” là những bạn khác cùng chơi, mọi người sẽ nắm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn không bị rời để “dê” không bắt trúng được ai. Bạn nào bị bắt trúng sẽ vào làm thay người bịt mắt và tiếp tục trò chơi. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
4.Thả diều
Ở những vùng quê đầy những cánh đồng, vào mùa hè phấp phới những cánh diều đầy màu sắc của các bạn nhỏ, vừa chăn trâu, chơi đùa vừa thả diều. Những cánh diều được làm bằng các nan tre làm sườn tựa như hình thoi, giấy tập hay giấy màu được phết keo dán lên và nối đuôi dài bằng dây ni lông hoặc giấy báo. Diều được mắc vào cuộn dây thật dài và chắc chắn và được thả ngược gió trên bầu trời nhờ sự khéo léo cảu người thả diều.
5.Rồng rắn lên mây
Trò chơi này không giới hạn người chơi, một bạn làm “thầy thuốc” đứng đối diện với người là “rồng rắn”. Các bạn khác túm đuôi áo nhau( hoặc tay ôm eo, lưng nhau) thành rồng rắn. Người đứng đầu thường to con nhất,khỏe nhất trong nhóm. “rồng rắn đi lượn vèo vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao: “Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?. Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay ra cản thầy thuốc, thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi thì bạn khúc cuối đuôi bị loại. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu đến khi rồng rắn ngắn dần vì bị mất bạn chơi. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.
6.Banh đũa (chơi chuyền)
Chỉ cần một nắm đũa, vài quả banh lông( hoặc những quả bưởi nhỏ) và tụi bạn là bạn đã có thể chơi trò này rồi. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhắt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 đến hết bàn 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn:
Một mốt, một mai, con trai, con hến,..
Đôi tôi, đôi chị,…
….
Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: Chuyền một vòng hoặc ba vòng…và hát:”Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hạt…” khoảng mười lần là hết 1 bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.
Khi người chơi không nhanh tay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng 1 lúc sẽ bị mất lượt chơi, lượt chơi sẽ chuyền sang cho người khác.
7.Ô ăn quan
Ở nhà, ở trường các bạn đều có thể bày trò chơi ô ăn quan ra được để chơi. Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia là 10 ô vuông hoạc hình chữ nhật, mỗi bên 5 ô đối xứng nhau. Ở hai đầu hình chữ nhật kẻ hai ô bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan( ô vua). Từng người chơi khi đến lượt mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn nhiều dân và quan hơn người còn lại càng tốt. Sau khi quan (hoặc các dân ở trong ô quan) bị ăn hết hoặc một trong hai người hết dân để chơi thì trò chơi kết thúc. Ai nhiều dân và quan hơn là thắng.
8.Nhảy lò cò
Người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch. Người choi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng đẻ bật đi tiếp. Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy ở mức tiếp theo. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi hay phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất. Cứ thế các bạn tiếp tục trò chơi.
9.Trồng nụ trồng hoa
Luật chơi là 2 trẻ ngời đối diện nhau, 2 chân dười thẳng chạm vào nhau vào bán chân của nhau, abfn chân của bạn này chồng lên bàn chân của bạn kia(bàn đầu tiên). Các bạn khác nhảy qua rồi lại nhảy về, Sau đó một bạn khác lại chồng 1 nắm tay lên ngó chân của bạn kia làm nụ, các bé kia lại nhảy qua, nhảy về. Rồi bạn đối diện lại làm nụ sẽ dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ của bạn kia để làm hoa. Cứ thế hoa và nụ sẽ lên cao dần, nếu các bạn nhảy qua nhảy lại mà chạm vào nụ hoặc hoa thì nhóm đó sẽ thua hoặc là bạn đó sẽ ngòi vào làm thay cho một trong 2 bạn ngồi làm nụ làm hoa.
10.Trốn tìm
Trốn tìm là trò rất dè chơi mà lại rất vui, chẳng bao giờ thấy chán. Dù ở đâu thành thị hay nông thôn, chắc chắn đều từng chơi và thích chơi trò này. Nhất là các bé nhỏ chơi với hàng xóm bạn bè rất vui vẻ. Các bé sẽ chơi oẳn tù tì hoặc một trò chơi nhỏ nào đó để chọn ra 1 người bị thua sau đó bạn thua đó sẽ là người đi tìm. Bạn này sẽ nhắm mắt lại và đếm từ 1 đến một số mà cả nhóm đã thỏa thuận trước. Người đi trốn sẽ tìm nơi nào đó kín đáo và khó tìm để trốn vào. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn đồng thời giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy, người đếm phải đếm lại vòng khác. Bạn nào bị người tìm bắt hoặc tìm thấy sẽ phải làm người đi tìm. Trò chơi rất đơn giản thôi nhưng khi chơi ta mới cảm nhận được sự hồi hộp và thú vị của nó mà muốn chơi mãi không thôi.
11.Chơi đồ hàng
Đây là trò chơi ưa thích của các bé gái. Các bé gái sẽ chuẩn bị các đồ chơi, như cây cỏ, hoa lá, dụng cụ làm đồ…tất cả các thứ mà các bé có thể chế và tưởng thượng ra nó là đồ dùng sinh hoạt như trong cuộc sông bình thường. khi chơi các bé sẽ tự tạo ra cho mình những tình huống để chơi, nấu ăn, mua bán đồ mình tạo ra, đến “nhà “nhau chơi ,…Trò chơi cho csc bé thỏa sưc sáng tạo và vui đùa.
12.Làm súng chuối, súng phốc
Súng chối rất dễ làm.các bé trai cắt nhát nhớ cách nhau chừng 7-8 cm trên sống thân tàu chuối và khi chơi thi kéo miếng thân súng rời đó lên và dùng tay vuốt mạnh. Còn “ súng” phốc thì kì công hơn. Từ cá ống tre được dùi lỗ, các bé đặt các viên giấy vo tròn vào và thục que tre để “đạn” bay vào “kẻ địch”. Có thể sẽ bị đau nhưng con trai lại rất thích cảm gác mạnh như thế. Lưu ý khi chơi bắn “súng “ phốc có thể khá đau nên cẩn thận khi chơi để tránh đánh vào những bộ phận nhạy cảm và vùng mặt.
>>>Có thể bạn cần: học kế toán thực tế ở đâu hà nội tốt nhất
Không có bình luận